9 việc thai nhi sợ nhất khi trong bụng mẹ

30/10/2019

Mỗi một tháng trôi qua lại đánh dấu bước phát triển mới của em bé trong bụng mẹ. Mẹ bầu có biết trong 9 tháng 10 ngày mang thai, thai nhi sợ nhất nhất điều gì không? Hãy tìm hiểu những điều sau để tránh những điều sơ suất và lo lắng khi mang thai.

>> Phòng khám thai tốt nhất tại Đà Nẵng

>>Những bệnh lý ảnh hưởng tới khả năng thụ thai

Tháng đầu tiên trứng thụ tinh: Sợ nóng

Mang thai tháng đầu tiên các bà mẹ cần chú ý trứng thụ tinh rất sợ nóng. Tinh trùng và trứng gặp nhau kết thành hợp tử, các bộ phận trong cơ thể như tim, phổi, thận bắt đầu hình thành.
Lúc này, bà bầu đặc biệt chú ý không để cơ thể trong môi trường nhiệt độ cao. Ví dụ như bồn tắm nước nóng, phòng xông hơi, …để phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh về hệ thần kinh của thai nhi.

Tháng thứ 2: Sợ thuốc

Mang thai tháng thứ 2, phôi thai bước qua quá trình phát triển trở thành thai nhi. Lúc này, bà bầu bắt đầu có cảm giác không thoải mái như ốm nghén, toàn thân không có lực, khẩu vị kém. Thời kỳ này đặc biệt kỵ uống thuốc giảm đau, bởi vì uống thuốc sẽ làm tăng nguy cơ trẻ bị bệnh bẩm sinh, đặc biệt là các khiếm khuyết về tim hoặc bệnh tim.

Tháng thứ 3: Sợ thuốc lá, rượu

Trong tháng thứ 3 mẹ đã có thể cảm nhận được nhịp tim của trẻ, bé bắt đầu phát triển nhanh. Rất nhiều bà mẹ có phản ứng ốm nghén nặng trong 3 tháng đầu mang thai, điều này có thể là do thói quen ăn uống không tốt gây nên. Lúc này nên ăn nhiều ngũ cốc, tránh các chát kích thích như rượu, thuốc lá, thực phẩm chứ nhiều dầu mỡ hay lượng đường cao.
Sử dụng chất kích thích quá nhiều làm thai nhi phát triển chậm, thần kinh bất thường, dị dạng, tổn thương trí tuệ, trí não tổn thương. Hút thuốc làm cho trọng lượng thai nhi bị thiếu so với tiêu chuẩn, có nguy cơ sinh non. Vì vậy các bà bầu nhất định không được sử dụng, đồng thời cố gắng tránh xa những người hút thuốc lá.

Tháng thứ 4: Sợ tiếng ồn quá lớn

Đến tháng thứ 4, thính lực của bé phát triển. Thai nhi có thể nghe được nhịp tim của mẹ và âm thanh bên ngoài. Bạn có thể cho trẻ nghe những bản nhạc du dương, nhẹ nhàng. Tuy nhiên, bà bầu nên tránh môi trường ồn ào trong thời gian dài, không nên tiếp xúc với những người nói to lớn tiếng, nơi đông đúc, công trường thi công …

Tháng thứ 5: Sợ dinh dưỡng không đủ

Đến tháng thứ 5, thai nhi bắt đầu có những “động tác nhỏ”. Bà bầu nên tăng thêm khoảng 300kl trong các bữa ăn thường ngày, nếu lo lắng mình tăng cân quá nhiều có thể tư vấn ý kiến của bác sỹ.
Các mẹ bầu cần cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể, khi thiếu hụt chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thụ dinh dưỡng của trẻ, gây nhiều chướng ngại cho sự phát triển, trí lực tổn thương.
Một số bà bầu chỉ thích ăn được một vài món, có thể làm cho thai nhi thiếu một số chất dinh dưỡng cần thiết, ví dụ acid folic không đủ có thể làm cho ống thần kinh thai nhi bị khiếm khuyết. Vì vậy, bà bầu cần chú ý lên thực đơn phối hợp bữa ăn hợp lý, chú trọng cân bằng dinh dưỡng.

>>> Sức khỏe cho mẹ, dinh dưỡng cho bé

Tháng thứ 6: Sợ tia bức xạ

Đến tháng này , khuôn mặt của bé đã được hình thành cơ bản. Trẻ còn có thể đưa ra phản ứng với những âm thanh ồn ào bên ngoài như đạp. Bụng của bà bầu đã hiện to rõ rệt vì vậy không nên quan hệ vợ chồng quá nhiều.

Lúc này, các bà bầu hãy cẩn thận với các tia bức xạ xung quanh mình như chụp X quang, màn hình máy tính… có thể làm bà bầu sẩy thai hoặc thai nhi dị tật, trí não phát triển chậm.

Tháng thứ 7: Thai nhi sợ mẹ bầu căng thẳng

Vào tháng thứ 7, bé đã có thể mở mắt trong một quãng thời gian ngắn, cũng có thể hoạt động trong bụng mẹ, thường xuyên động tay động chân. Lúc này nỗi sợ lớn nhất của thai nhi là người mẹ căng thẳng. Nếu bà bầu có áp lực quá lớn hoặc tâm trạng căng thẳng trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, các bà bầu hãy cố gắng thư giãn, nghỉ ngơi, giữ tâm trạng thoải mái.

 

Tháng thứ 8: Thai nhi sợ mẹ mệt mỏi

Đến tháng này, bộ não của trẻ nhanh chóng phát triển, các bộ phận trong cơ thể cũng đã phát triển chín muồi, bụng bà bầu to rõ rệt, cơ thể nặng, hoạt động không thuận tiện, có lúc còn sưng phù chân và huyết áp tăng cao.
Thời điểm gần đến ngày lâm bồn, mẹ không nên mệt mỏi quá độ. Bà bầu nên cố gắng giảm bớt lao động thể lực, không nên làm việc nặng và cúi khom người, có thể làm một số việc nhà nhẹ và chậm rãi đi bộ nhiều.

Tháng thứ 9: Thai nhi sợ mẹ lo lắng

Tháng 9 là tháng cuối cùng của thai kỳ. Các mẹ bầu nên nghỉ làm việc, toàn tâm chuẩn bị cho trẻ chào đời.  Lúc này, điều quan trọng nhất là kiên nhẫn. Sau khi trải quá hơn 9 tháng mang thai, bà bầu không nên lo lắng, nôn nóng việc sinh sớm, sinh muộn mà nên an tâm chờ đợi baby ra đời nhé

Hành trình 9 tháng 10 ngày thai nhi phát triển trong bụng mẹ thật kỳ diệu. Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh, sinh nở an toàn

Phòng khám sản phụ khoa chất lượng cao

 

Posted in Dịch vụ, Thai kì by rin
Tư vấn Online