Sa tử cung là bệnh gì, điều trị được không?

18/02/2020

Sa tử cung là hiện tượng phần tử cung của phụ nữ bị tụt xuống ống âm đạo do nhiều nguyên nhân. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời, phụ nữ buộc phải cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tử cung.

Đối với những phụ nữ sinh thường, sinh nhiều lần hay những phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh, sa tử cung là một căn bệnh đáng lo ngại. Nếu không được phát hiện kịp thời và có phương pháp điều trị đúng, bệnh sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nguy hiểm.

Sa tử cung là gì?

Sa tử cung (hay còn gọi là sa sinh dục), xảy ra khi cơ sàn chậu và dây chằng căng ra và suy yếu, không hỗ trợ đầy đủ cho tử cung, khiến cho tử cung tụt xuống vào trong ống âm đạo, thậm chí ra ngoài âm đạo.

Bệnh sa tử cung có thể được chia thành 3 cấp độ:

Sa tử cung độ 1: Đây là cấp độ nhẹ nhất, vì mặc dù lúc này tử cung đã sa xuống nhưng vẫn nằm trong ống âm đạo

Sa tử cung độ 2: Tử cung bị đã tụt xuống ngoài cửa âm đạo và có thể nhìn thấy khi làm việc nặng hoặc hoạt động nhiều

Sa tử cung độ 3: Toàn bộ tử cung bị tụt xuống ra ngoài âm đạo. Đây là trường hợp nguy hiểm nhất khi tử cung có khả năng sẽ bị viêm nhiễm và phải cắt bỏ do tử cung không có khả năng tự co lên.

Nguyên nhân vì sao bị sa tử cung?

Sa tử cung là một căn bệnh mà cho đến nay vẫn chưa thể xác định rõ nguyên nhân chính xác. Tuy nhiên, trong thực tế tình trạng tử cung bị tụt xuống có thể là do những nguyên nhân cơ bản như:

Dây chằng vùng xương cụt bị khiếm khuyết, yếu hay giãn quá mức không thể nâng đỡ tử cung.

Cơ thần kinh và các mô bị tổn thương hoặc khiếm khuyết dẫn đến những rối loạn về chức năng của các hệ cơ làm nhiệm vụ nâng đỡ tử cung.

Dị tật bẩm sinh ở tử cung cũng có thể gây ra tình trạng sa tử cung như: tử cung 2 buồng, cổ và eo tử cung có độ dài không bình thường,…

Ngoài ra, tình trạng sa tử cung còn có thể do:

  • Sinh con qua đường âm đạo
  • Lão hóa
  • Giảm estrogen sau thời kỳ mãn kinh
  • Từng làm phẫu thuật vùng chậu hoặc có can thiệp y khoa trong khi sinh nội soi, sinh mổ, bỏ nhau thai bằng tay hoặc dùng thuốc oxytocin.
  • Tăng áp lực trong bụng như béo phì, ho mạn tính, táo bón, cổ trướng, nâng vật nặng…
  • Liên quan đến chủng tộc, phụ nữ da trắng thường mắc bệnh sa tử cung nhiều hơn phụ nữ da màu
  • Do rối loạn mạng lưới collagen.

Triệu chứng nhận diện bệnh sa tử cung

BẠN ĐANG PHẢI ĐỐI MẶT VỚI VÔ VÀN NHỮNG MỆT MỎI DO SA TỬ CUNG GÂY RA?

  • Mỗi ngày trôi qua, là một ngày bạn thêm phiền não vì :
  • Đi đại tiện, tiểu tiện đều khó khăn và đau buốt.
  • Rong kinh liên tục, lượng kinh chảy ra nhiều khiến bạn thiếu máu, mệt mỏi.
  • Thường xuyên đau vùng thắt lưng, nặng tức bụng dưới, cảm giác căng đầy không thể hóp bụng.
  • Mỗi khi ho, hắt hơi hay cười mạnh đều thấy nước tiểu rỉ ra do són tiểu, tiểu không tự chủ.
  • Đau lưng dữ dội khi nâng vác vật nặng
  • Chảy máu âm đạo và đau rát mỗi khi quan hệ
  • Tử cung sa ra ngoài khiến bạn ngồi không được đi cũng không xong…

Đó là những triệu chứng thường thấy của căn bệnh sa tử cung ở phụ nữ. Tuy bệnh không quá nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng sa tử cung có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người mắc như:
🔻 Gây mất thẩm mỹ
🔻 Tạo cảm giác mặc cảm tự ti
🔻 Cản trở đời sống sinh hoạt vợ chồng
🔻 Ảnh hưởng đến vấn đề Sinh sản

Do đó, để bảo vệ tốt sức khỏe cho chính mình, hãy đến gặp bác sĩ phụ sản ngay để được tư vấn điều trị kịp thời.

Lưu ý: Những phụ nữ sinh nở nhiều lần, lao động nặng nhọc sẽ khiến đáy bụng phải co bóp, ổ bụng căng giãn, có khi tổn thương, rách 1 số bộ phận bên trong. Ngoài ra, việc thiếu các dịch vụ cấp cứu sản khoa cũng đe dọa đến tính mạng của người mẹ và thai nhi khi bị sa tử cung.

Những ảnh hưởng của bệnh sa tử cung

Sa tử cung nếu được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em phụ nữ. Tuy nhiên, những trường hợp không được điều trị sớm hoặc không điều trị, bệnh sa tử cung sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của nhiều chị em.

Phụ nữ bị sa tử cung sẽ có cảm giác nặng, tức bụng, đi tiểu nhiều lần trong ngày và xuất hiện những phần thịt lồi ở cơ quan sinh dục, từ đó làm ảnh hưởng đến việc sinh hoạt cũng như chuyện chăn gối.

Ngoài ra, nếu bị sa tử cung ở cấp độ nặng, phần tử cung rơi ra ngoài sẽ rất dễ bị viêm nhiễm và buộc phải cắt bỏ tử cung.

Điều trị bệnh sa tử cung như thế nào?

Thông thường, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh sa tử cung thông qua các đặc điểm lâm sàng như: đau lưng hoặc háng; cảm giác nặng nề hoặc có áp lực nơi khung chậu khi đứng, nâng vật nặng nhưng lại đỡ hơn khi nằm xuống; bị loét hoặc chảy máu; tiểu không tự chủ. Với phụ nữ mang thai sẽ chẩn đoán nhịp tim thai nhi.

Sau khi đã chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, dựa vào mức độ bệnh, độ tuổi, tình trạng sức khỏe của người bệnh cũng như những vấn đề khác, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Trường hợp bệnh nhẹ

Với những trường hợp sa tử cung cấp độ nhẹ, những dấu hiệu bệnh không quá nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt thì người bệnh sẽ không cần phải điều trị bằng phẫu thuật. Chỉ cần chú trọng đến việc nghỉ ngơi, không hoạt động quá sức và cần phải giữ tinh thần thoải mái.

Người bệnh cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, bổ sung những chất cần thiết cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống cân bằng, không ăn quá nhiều dẫn đến thừa cân, béo phì và nên tăng cường chất xơ nhằm chống táo bón.

Thực hiện các bài tập giúp nâng tử cung, trong đó phổ biến nhất là bài tập Kegel giúp tăng độ dẻo dai, khiến cơ quan sinh dục khỏe mạnh hơn và ngăn ngừa bệnh rất tốt.

Trường hợp bệnh nặng

Trong những trường hợp sa tử cung ở cấp độ nặng, người bệnh sẽ được áp dụng liệu pháp estrogen âm đạo tại chỗ nhằm giúp các cơ và dây chằng khỏe hơn.

Nếu xuất hiện tình trạng tử cung viêm loét và gây ra các biến chứng nguy hiểm, bệnh nhân cần phải phẫu thuật cắt bỏ tử cung một phần hoặc toàn phần.

Sa tử cung có thể được ngăn ngừa và kiểm soát thông qua các biện pháp sau đây:

  • Không làm việc nặng nhọc
  • Tránh việc mang thai quá nhiều
  • Chăm sóc sức khỏe, tập thể dục điều độ mỗi ngày ngay cả khi mang mang thai.
  • Ăn uống khoa hoặc, ăn nhiều chất xơ để tránh táo bón.
  • Tập Kegel để tăng cường độ co giãn của cơ xương chậu.

Nói chung, bệnh sa tử cung không phải là bệnh quá nguy hiểm nếu như được phát hiện và điều trị kịp thời. Việc tập luyện thể dục, chăm sóc sức khỏe mỗi ngày là cách tốt nhất để phụ nữ đối phó với bệnh sa tử cung và giúp ngăn chặn những biến chứng đến sức khỏe của mẹ và bé.

👉 Đăng ký khám tại đây https://bacsichanh.com/lien-he/
=========
TRUNG TÂM CHĂM SÓC SỨC KHỎE PHỤ NỮ
Địa chỉ: 192 Nguyễn Hữu Thọ, Hải Châu, Đà Nẵng
E-mail: chanhttspk@gmail.com
SĐT: 0905 246 182 – 0918 347 565
Web: https://bacsichanh.com
—✯✯✯✯✯—
📅 GIỜ LÀM VIỆC
Thứ 2 – Thứ 7
 Buổi sáng: 7h30h -11h
 Buổi chiều: 13h30-19h
Chủ nhật
 Buổi sáng: 7h30 -11h
 Buổi chiều nghỉ

 

 

 

 

Posted in Bác sĩ tư vấn by rin | Tags:
Tư vấn Online